Ở bài viết trước mình đã giới thiệu cho các bạn biết KODI là gì? thì trong bài viết này mình sẽ giới thiệu thêm những thiết lập chuyên sâu hơn như thao tác trực tiếp với mã nguồn, thay đổi các thiết lập, addon mà không cần thông qua giao diện người dùng của Kodi.
Cấu trúc thư mục của Kodi
Khi cài đặt Kodi trên bất kỳ thiết bị nào thì nó cũng sẽ có bao gồm 2 đường dẫn. Đường dẫn đầu tiên được cài thẳng vào hệ thống, đây là nơi chứa mã nguồn và các script để Kodi hoạt động. Và dường dẫn thứ 2 là nơi lưu những thay đổi khi sử dụng như các addon, skin, file log, các file thiết lập addon do người dùng thêm vào. Với mỗi hệ điều hành sẽ có đường dẫn khác nhau:
- Windows: C:\Users\[username]\AppData\Roaming\Kodi
- Windows UWP: C:\Users\[username]\AppData\Local\Packages\XBMCFoundation.Kodi_4n2hpmxwrvr6p\LocalCache\Roaming\Kodi\
- Linux: /home/[username]/.kodi
- Mac OS: /Users/[username]/Library/Application Support/Kodi
- Android: /Android/data/org.xbmc.kodi/files/.kodi/
- Libreelec: /storage/.kodi
Xem thêm các đường dẫn đặc biệt khác trên trang Wiki Kodi: https://kodi.wiki/view/Special_protocol
Trong thư mục người dùng này thì cấu trúc file, thư mục đều giống nhau cho tất cả các hệ điều hành, có nghĩa là bạn có thể tạo ra 1 bản Kodi giống hệt trên một thiết bị khác (giống như Ghost bộ win đa cấu hình vậy).
Thư mục người dùng sẽ bao gồm các thư mục con như hình dưới:
Chỉ có 2 thư mục quan trọng chúng ta cần quan tâm đó là addons và userdata
Addons: Đây là nơi lưu tất cả các addon, skin, script do Kodi tạo ra và do người dùng cài thêm vào.
Mỗi loại addon sẽ nằm trong 1 thư mục riêng, nếu chẳng may bạn không còn tìm được file zip cài addon nào đó mà trong máy bạn đang còn addon này thì bạn có thể vào đây, nén thư mục addon đó lại thành file zip rồi copy lưu trữ lại là xong.
Userdata: Đúng như tên gọi, đây là nơi lưu các thiết lập khi người dùng thêm vào.
addon_data: Nếu như bạn thay đổi các setting của addon thì mọi lưu trữ đó sẽ được lưu tại thư mục này.
Database: đây chính là cơ sở dữ liệu để Kodi truy xuất vào như: movie library, addon, viewmode….
Thumbnails: đây là phần chiếm dung lượng nhiều nhất của Kodi, sau một thời gian thì thư mục này càng ngày bị phình to ra vì khi bạn duyệt qua 1 thư mục, bộ phim, nó sẽ tải về các hình ảnh như Poster, fanart, diễn viên, đạo diễn trong Movie library hay kể cả trong các addon. Số lượng file càng nhiều thì tốc độ truy xuất của Kodi sẽ bị giảm xuống (đây chính là 1 trong các nguyên nhân làm Kodi chạy chậm sau 1 thời gian sử dụng). Bạn nên thường xuyên dọn dẹp thư mục này bằng các addon hỗ trợ.
Advancedsettings.xml: file này mặc định không có sẵn sau khi bạn cài đặt Kodi, mà file này do người dùng tự thêm vào thông qua các addon hoặc bạn từ nhập bằng tay. Đây là file bổ sung các thiết lập mà trong mục Setting của Kodi không có. Đa số người dùng sử dụng chúng để tăng thêm dung lượng cache nhớ (memory cache) khi xem 1 bộ phim từ Internet. Mình sẽ có bài viết hướng dẫn tăng như thế nào để quá trình xem phim được mượt mà hơn.
Xem thêm cách chỉnh sửa file advancedsettings.xml: https://kodi.wiki/view/Advancedsettings.xml
Favourites.xml: File lưu đường dẫn tới các link yêu thích
guisetting.xml: File lưu thiết lập trong mục Setting.
sources.xml: File này sẽ lưu các source mà bạn thêm vào để cài đặt addon.
Xem thêm tại: https://kodi.wiki/view/Userdata
Kết:
Với những giới thiệu ở trên hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về Kodi, từ đó các bạn có thể tự mình tùy chỉnh cũng như tự tạo cho mình những bản Kodi cá nhân hóa. Mình sẽ có 1 bài viết hướng dẫn làm thế nào để tự tạo một Addon tự cài đặt 1 bản Kodi cá nhân hóa, có các chức năng backup, dọn dẹp, chỉnh sửa file Advancedsetting.xml, các bạn nhớ theo dõi nhé.