Game bạo lực không làm người chơi trở nên hung hăng

Nghiên cứu: game bạo lực không làm người chơi trở nên hung hăng

Nghiên cứu mới đây của Đức cho thấy game bạo lực không làm người ta trở nên hung hăng như nhiều chỉ trích trước đây của xã hội.

Nếu có theo dõi tin tức gần đây hẳn bạn cũng biết đến việc tổng thống Trump của Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích game bạo lực đã tạo nên những con người hung hăng, gây hại cho xã hội trước nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt tại đất nước này. Thế nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Đức thì đây là một nhận định mang tính định kiến và hoàn toàn sai lầm.

Các nhà nghiên cứu của Đức đã tuyển dụng ba nhóm tình nguyện viên với tổng số lên đến 77 người, có sức khỏe tốt và không chơi game, nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của họ. Mỗi nhóm tình nguyện viên được cung cấp một loạt các câu hỏi và đánh giá tính cách trước khi tiến hành.

Sau đó, trong hai tháng tiếp theo, nhóm thứ nhất được yêu cầu chơi 30 phút game Grand Theft Auto V mỗi ngày với hơn 30 loại vũ khí phá hoại khác nhau. Nhóm thứ hai được yêu cầu chơi tựa game Sims 3 không có các yếu tố bạo lực. Và nhóm cuối cùng làm đối tượng kiểm chứng, được yêu cầu quay trở lại sau hai tháng để thực hiện các bài kiểm tra thứ hai y hệt lần trước, và hai nhóm ban đầu cũng vậy. Mỗi nhóm sau đó lại có đợt kiểm tra đánh giá thứ ba sau hai tháng kế tiếp nữa.

Đáng nói là trong cả ba nhóm, các nhà nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt về mức độ hung hăng của các tình nguyện viên trước và sau khi họ bắt đầu chơi game. Điều này cũng đúng với khả năng cảm thông, điều khiển xúc động, mức độ lo lắng và trầm cảm cùng nhiều yếu tố khác. Thế nhưng người ta lại không phát hiện có sự khác biệt đáng chú ý nào giữa các nhóm.

Giáo sư tâm lý học Chris Ferguson của đại học Stetson ở Florida, chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của trò chơi đối với xã hội, và không liên quan đến nghiên cứu nói trên cho rằng “nghiên cứu của các nhà khoa học Đức tuy khá nhỏ về mặt quy mô mẫu, nhưng lại được thực hiện tốt và khá độc đáo ở điểm nó nhìn vào góc độ tác động lâu dài.” Ông còn cho rằng “có không ít ý kiến tranh cãi về vấn đề chơi game bạo lực gây tác động hung hăng đến người chơi và nó được tích lũy theo thời gian, nhưng rõ ràng những tuyên bố này đều mâu thuẫn với nghiên cứu nói trên.” Thậm chí giáo sư Chris còn cho rằng đây là “một bằng chứng quan trọng khiến các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về việc trò chơi điện tử có hay không gây ảnh hưởng đến tính hung hăng.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên của các nhà khoa học khi tiếp tục phủ nhận định kiến của xã hội rằng trò chơi điện tử có thể biến người ta trở nên bạo lực hơn. Patrick Markey, người đứng đầu Interpersonal Research Laboratory của đại học Villanova và cũng không có mối liên quan gì đến nghiên cứu này cho rằng: “Chỉ trong vòng năm năm qua, chúng ta đã thấy sự bùng nổ của những nghiên cứu như thế này, cho thấy trò chơi điện tử không phải là tội lỗi của bạo lực và nhiều hành động hung hăng. Những nghiên cứu này là lý do vì sao phần lớn các nhà khoa học trong lĩnh vực này không còn ủng hộ chuyện hoang đường rằng trò chơi điện tử là một mối nguy hiểm cho xã hội.

Các tác giả nghiên cứu cũng cho biết một số nghiên cứu trước đây đã tìm ra tác động nguy hiểm và thực sự chứng minh được hiện tượng giả thuyết được gọi là mồi (priming theory), một hiệu ứng tâm lý mà suy nghĩ hoặc hành động của chúng ta có thể bị ảnh hưởng vô hình bởi môi trường xung quanh. Do đó trong trường hợp này, việc xem hoặc chơi một trò chơi điện tử bạo lực có thể làm bạn trở nên cáu kỉnh hoặc linh hoạt hơn. Tuy nhiên hiệu ứng này thường không kéo dài quá vài phút và các nghiên cứu khoa học về nó đều thất bại khi không đưa ra được bằng chứng vững chắc nào về giả thuyết này.

Mặc dù các nghiên cứu đã rõ ràng, nhưng vẫn có một số người ủng hộ ý tưởng các trò chơi bạo lực là “thuốc độc”. Vào năm 2015, Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ (APA) kết luận rằng có một mối liên hệ rõ ràng giữa các trò chơi bạo lực và sự hung hăng gia tăng ở người chơi, nhưng chỉ dừng ở đó chứ không đưa ra kết luận rằng liên kết này lan rộng đến hành vi bạo lực hay hành vi phạm pháp.

Simone Kühn, tác giả chính của nghiên cứu này và là nhà nghiên cứu Phát triển Con người tại Viện Max Planck của Đức cho biết, kết quả nghiên cứu của nhóm bà mâu thuẫn trực tiếp với kết luận của APA, cho thấy đã đến lúc phải có cái nhìn mới từ bằng chứng này. Tuy nhiên, bà Kühn cũng kêu gọi nghiên cứu thêm về trẻ nhỏ vì một vài nghiên cứu đã cho thấy các trò chơi điện tử có thể ảnh hưởng mạnh hơn đến chúng.

Trên thực tế, người ta cũng có thể chỉ ra rằng các trò chơi điện tử bạo lực được trải nghiệm trên khắp thế giới, nhưng chỉ ở một số quốc gia như Mỹ mới có tỉ lệ dùng súng bắn người hàng loạt và sử dụng súng cao hơn so với những nước khác như Nhật Bản. Thậm chí, một số nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Kiểm soát Chấn thương Harvard đã phát hiện ra rằng các quốc gia cho phép sử dụng súng và lượng vũ khí lớn có ảnh hưởng cao hơn đến vấn đề bạo lực súng.

Theo Gizmodo

Nguồn: Trainghiemso.vn

Загрузка...

Leave a Reply