[Series] Tôi đã kiếm tiền với Youtube như thế nào? – Phần 2

quản lý kênh youtube

Hôm nay mình sẽ tiếp tục Phần 2 của Series: Tôi đã kiếm tiền với Youtube như thế nào? Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn quản lý kênh Youtube hiện có bằng file quản lý từ Google spreadsheets và từ App của Google là Youtube Creator Studio.

A. QUẢN LÝ KÊNH YOUTUBE BẰNG GOOGLE SPREADSHEETS

Nói sơ qua về Google Spreadsheets (GS) là gì? GS là một ứng dụng nền web của Google, nó tương tự như Excel của Microsoft, và hoàn toàn tương thích với Excel. Ưu điểm của ứng dụng GS là nó liên kết với tài khoản Google và chỉ sử dụng được khi bạn có internet, tất cả dữ liệu đều được lưu vào Google Docs, và tất nhiên bạn có thể xem, chỉnh sửa trên web hoặc trên bất ký thiết bị nào có thể cài đặt được ứng dụng Google App.

Dựa vào ưu điểm đó mình đã sử dụng GS để tạo file quản lý các tài khoản gmail, kênh Youtube, tài khoản Google Adsense…dù cách này hơi thủ công so với sử dụng các phần mềm quản lý nhưng độ bảo mật cao hơn vì tất cả nằm trên Google Docs, bạn có thể truy cập ở bất cứ đâu để kiểm tra và chỉnh sửa dữ liệu của mình.

Link file Excel Demo: (lưu ý: ở chức năng view bạn chỉ có thể xem, để có thể sử dụng hết chức năng bạn phải tạo 1 bản sao file quản lý vào tài khoản Google của bạn.)

[sociallocker]https://docs.google.com/spreadsheets/d/1OM4p0YT3P7WJRU7r_hBzmFEoVtWy8yUdaY0AYhPW1qM/edit?usp=sharing[/sociallocker]

Sau khi truy cập vào Google Docs bạn vào Tệp > Tạo bản sao… > Nhập tên file và bấm OKquản lý kênh youtubequản lý kênh youtube

File quản lý gồm 4 Tab.

Channel: Tất cả các kênh hiện có

Tình trạng: bảng thông số tham chiếu cho Tab Channel và Mail Report

GA: Quản lý Google Adsense và Network

Mail Report: Tổng hợp email bạn đã tạo và các tài khoản khác sử dụng email đó.

I. CHANNEL:

quản lý kênh youtubeMục này mình chỉ đi vào giải thích ý nghĩa các cột và tham số, còn việc tùy biến là ở các bạn, nếu ai không rành về google spreadsheet thì có thể tham khảo trên mục Help cuả GS.

1. Mail chính & Mail kênh: Chính là tài khoản gmail và email kênh tách ra khi bạn tạo kênh. Các bạn nên thống nhất 1 mật khẩu cho tất cả các Mail và kênh khỏi rắc rối về sau.

2. Tên kênh: Tên này bạn phải ghi vào để còn biết kênh nào của email nào mà quản lý cho chính xác.

3. Tình trạng: Bạn đặt tình trạng của kênh theo các tham số tương ứng:

  • Đang mua view: Kênh đã upload video và đang tiến hành mua view (bạn chỉ được dùng email khác vào comment, like)
  • Đã mua view: Sau khi mua view hoàn thành phải chờ 1, 2 ngày để Youtube cập nhật số view thực tế trong video (quá trình này vẫn tiếp tục vào comment, like)
  • Chưa SEO: video đã upload nhưng chưa làm bất cứ việc gì cả.
  • Hẹn giờ: kênh đã upload, SEO, mua view, chờ tới giờ để Public
  • Công khai: kênh đã công khai video sống chết hay không là từ bước này trở đi.
  • Warning vàng: Kênh đã bị cảnh báo bản quyền, màu sắc tương đương với trạng thái trong kênh.
  • Warning đỏ: Kênh đã bị sẹo, chặn bản quyền, hoặc report.
  • Chết kênh: Kênh đã bị Youtube xóa do Spam, report quá nhiều.

4. Kết nối: Kênh đã kết nối với tài khoản Google Adsense hay Network nào hay chưa

5. GA: tên tài khoản GA, với số lượng nhiều tài khoản GA thì bạn phải chọn cho chính xác để quản lý GA được tốt hơn.

6. NET: tên Network bạn đã kết nối cho kênh. Lưu ý: Kênh đã kết nối GA thì không kết nối NET được nhé.

7. Link Kênh: Link dẫn đến kênh của bạn.

II. TÌNH TRẠNG:

quản lý kênh youtubeĐây là tập hợp các tham số để đưa vào tab Channel và Email, bạn muốn thêm sửa tham số nào thì nhập vào dòng phía dưới tương ứng của mỗi Cột.

III. GA:

quản lý kênh youtubeĐây là phần quan trọng nhất của việc bạn có được thanh toán và rút tiền hay không.

Thông thường với 1 tài khoản GA bạn đã có thể liên kết tới toàn bộ kênh Youtube của mình, tuy nhiên nếu như bạn không muốn sau 1 đêm toàn bộ kênh của mình ra đi hoặc bị tắt kiếm tiền toàn bộ thì bạn nên chia nhỏ số kênh cho tác tài khoản GA khác nhau, và quản lý nó theo cách của mình làm.

Tất cả nội dung sau mình chỉ giới thiệu, còn về cách thức cụ thể sẽ được nêu ở trong Phần 3.

  1. GA: đây là tên đặt cho 1 tài khoản GA (quy ước thế nào tùy bạn).
  2. Email: Email dùng để đăng ký tài khoản GA.
  3. Email phụ: Email này dùng để đề phòng email chính kia bị xóa. Bạn xét quyền quản trị cho Email phụ này.
  4. NICHE: đây là chủ để của kênh mà tài khoản GA kết nối đến. Mỗi chủ đề hoặc bạn chia nhỏ chủ đề cho từng tài khoản GA. Lưu ý: Khuyến cáo tốt nhất mỗi tài khoản GA chỉ nên liên kết tối đa 3 – 5 kênh Youtube.
  5. Tên: Chính là tên bạn đăng ký để sau này Google gửi thư về nhà.
  6. Địa chỉ: Địa chỉ cụ thể, chính xác nhất, dễ tìm nhất để bưu điện gửi thư về.
  7. Số Đt: Số điện thoại lúc bạn đăng ký GA. Lưu ý: Số điện thoại này phải sạch sẽ (chưa xác minh kênh, xác minh tài khoản GA lần nào) và 1 số đt chỉ nên xác minh 2 tk GA.
  8. Ghi chú: Đây là thông tin nơi cư trú của tài khoản GA, Máy ảo, VPS, máy PC, máy laptop, điện thoại…
  9. Ngày tạo: ngày bạn tạo tài khoản (mình thấy k cần thiết lắm nhưng cẩn tắc vô áy náy, có còn hơn không)
  10. MAC: đây là địa chỉ MAC của card mạng khi bạn đăng ký GA, thích hợp khi bạn sử dụng máy ảo.

IV. MAIL REPORT:

quản lý kênh youtubeTổng hợp toàn bộ email trong quá trình bạn làm Youtube, hay làm bất cứ việc gì cần đến Email.

  1. Ngày tạo: cái này quan trọng cho việc khôi phục tài khoản sau này và dùng xác định thâm niên của tài khoản.
  2. Tên Email và Pass: tốt nhất pass bạn k nên show ra làm gì chỉ cần đưa gợi ý để nhớ được Pass thôi.
  3. Tài khoản: Tổng hợp các tài khoản sử dụng email đó.

Phần này bạn lưu ý: Những tài khoản nào bạn dùng đăng ký GA rồi thì không được dùng tạo kênh Youtube nữa nhé.

Загрузка...

Leave a Reply